Kinh doanh nhà hàng ăn uống hay mở quán ăn nhỏ đang là một trong những lĩnh vực phát triển rất tiềm năng trong ngành F&B. Ăn uống không chỉ là nhu cầu để duy trì sự sống của con người, ngày nay ăn uống mang thêm cả nhu cầu thưởng thức, nhu cầu thể hiện mình. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định:
Kinh doanh nhà hàng, mở quán ăn sẽ không thể thất bại
Thất bại trong kinh doanh nhà hàng, mở quán ăn chính là do chúng ta chưa tìm hiểu kỹ càng về ngành này. Trong bài viết này, Khánh Linh sẽ chia sẻ với bạn 4 nguyên tắc sống còn trong kinh doanh nhà hàng và mở quán ăn để các bạn tham khảo.
1. Phân tích và lựa chọn thị trường ngách
Đối với một thị trường kinh doanh rộng lớn như F&B, bạn sẽ định làm gì trong thị trường kinh doanh này. Đừng có nói với tôi là bạn muốn làm tất cả nhé. Không ai có thể làm tất cả, kể cả
những tên tuổi như KFC cũng chỉ làm chính 1 thị trường ngách là đồ ăn nhanh mà thôi.
Có 2 cách để tư duy thị trường ngách mà bạn có thể đặt bút xuống và làm ngay bây giờ, đó là:
1.1. Tư duy chọn khách hàng theo chiều xuôi của sản phẩm
Nếu bạn đã có sản phẩm rồi, nghĩa là bạn đã xác định kinh doanh nhà hàng gì rồi (Lẩu, nướng, ăn sáng,...) thì không cần bàn đến việc
thị trường ngách nữa, mà chính bạn đã lựa chọn rồi. Lúc này bạn chỉ cần tư duy đến sản phẩm này sẽ bán cho khách hàng nào mà thôi. Nghĩa là bạn sẽ phải viết ra được những đặc điểm của khách hàng sẽ đến nhà hàng quán ăn của bạn để sau này còn quảng cáo.
- Họ là nam hay nữ
- Họ tầm tầm bao nhiêu tuổi
- Công việc của họ sẽ là gì
- Thu nhập của họ là khoảng bao nhiêu
Tại sao nên phân tích thì lát nữa trong phẩn Marketing mình sẽ đề cập rõ hơn.
1.2. Tư duy sản phẩm theo chiều ngược lại của khách hàng
Nếu bạn là người yêu thích kinh doanh và mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành kinh doanh nhà hàng, bạn chưa biết
nên mở nhà hàng loại gì thì bạn sẽ cần đến phương pháp tư duy ngược thế này.
Hãy chọn khách hàng trước.
Tại sao vậy! Nôm na thì khách hàng sẽ là người trả tiền cho bạn,
trả bao nhiêu thì là do quyết định của bạn.
Ví dụ 1: Bạn muốn bán sản phẩm cho dân văn phòng (Chọn khách hàng là dân văn phòng) thì sản phẩm của bạn chọn sẽ phải phục vụ cho dân văn phòng như: Đồ ăn vặt ship tận nơi, quán cơm trong khu văn phòng, Quán bún, phở...
Ví dụ 2: Bạn muốn bán hàng chủ yếu cho nam giới (Chọn khách hàng là nam giới) thì sản phẩm phải phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nam giới như: Quán bia, quán nhậu, quán bún lòng, quán thịt thỏ...
Như vậy việc bạn cần làm là
xác định khách hàng trước, sau đó sẽ lên những sản phẩm phù hợp cho khách hàng thì chắc chắn sẽ không lựa chọn sai sản phẩm.
Lưu ý: Nên nhớ là phải chọn một loại sản phẩm chủ lực hoặc 1 nhóm khách hàng chủ lực thôi nhé, đó cũng có thể nói là thị trường ngách cho bạn vẫy vùng. Nếu quá ôm đồm thì khả năng Fail sẽ rất cao nếu bạn khôg đủ
nhân lực, tài lực, trí lực.
Để hoạch định được đúng phương pháp kinh doanh bạn nên tham khảo một bài viết:
Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 10 bước cơ bản
2. Tư duy về địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh nhà hàng quán ăn là yếu tố quan trọng đấy, nếu như không phân tích được và chọn địa điểm phù hợp thì khả năng Fail cũng rất cao. Tại sao!
Ví dụ: Bạn định kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh nhưng lại chọn địa điểm là khu nhà chung cư thì thật sự là không phù hợp. Đúng hơn thì bạn sẽ phải khảo sát khách hàng, rồi chọn những vị trí gần trường học, cổng trường, đầu ngõ vào trường, những nơi học sinh tụ tập thì sẽ hốt bạc hơn so với khu chung cư chứ.
Từ phần 1, khi bạn đã phân tích được thị trường ngách và khách hàng của mình thì hãy tiếp tục phân tích để chọn vị trí phù hợp. Vị trí thích hợp nhất là
nơi có lượng khách hàng tiềm năng nhất của bạn. Chỉ có khách hàng tiềm năng mới là những người phát sinh khả năng mua hàng cao nhất.
Xem thêm: Phương pháp lựa chọn địa điểm cho 10 kiểu quán ăn nhà hàng
3. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng quán ăn
Nếu theo tư duy thông thường sẽ ít ai để ý đến phong cách thiết kế khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn vì đơn giản họ chỉ nghĩ đến đồ ăn ngon, phục vụ tận tình là đủ. Thực tế thì không phải vậy. Nếu đúng thì chỉ áp dụng cho những quán ăn nhỏ nhỏ, phục vụ khách hàng bình dân mà thôi.
Thời điểm hiện tại, ăn uống không chỉ còn là nhu cầu về
"No cái bụng" mà còn là ăn sang, ăn ngon, sự thể hiện mình. Nếu là bạn thì bạn có dám dẫn đối tác, khách hàng đến những quán lụp xụp, lôi thôi hay không. Chắc chắn là không. Thế nên đối với 1 nhà hàng thì buộc phải có phong cách thiết kế.
Phong cách thiết kế ngoài việc thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng mà cũng là 1 phương pháp
Marketing khéo léo và tự nhiên nhất.
Thử 1 ví dụ nhé: Khi bạn đến ăn tại nơi có thiết kế vô cùng đẹp, sáng tạo bạn sẽ làm gì, Checkin lại khoảnh khắc ăn uống kèm với hình ảnh nổi bật và đưa lên Facebook, Zalo... khi đó chính nhà hàng cũng đc hưởng lợi từ việc khách hàng Checkin đúng không nào!
Xem thêm: Những phong cách thiết kế nhà hàng khiến khách buộc phải Checkin
Nếu khách hàng, đồ ăn của bạn phục vụ là khách ngoại quốc: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... thì phong cách thiết kế lại thể hiện
sự tôn trọng khách hàng, tạo cảm giác thân thuộc đối với khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số phong cách thiết kế nhà hàng
tại đây
Ngoài phong cách thiết kế thì yếu tố quan trọng không kém để tạo nên bản sắc nhà hàng chính là đồng phục nhân viên, đồng phục phải có thiết kế tương đồng với nhà hàng để "Không lẫn đi đâu được". Các bạn có thể tham khảo các mẫu đồng phục nhà hàng qua Link:
https://dongphuckhanhlinh.com/dong-phuc-nha-hang.htm
4. Lựa chọn phương pháp Marketing khi kinh doanh nhà hàng 1 cách đúng đắn
Để khách hàng biết đến nhà hàng thì việc quảng bá món ăn, quảng cáo thương hiệu là việc làm cần thiết và phải thực hiện ngay sau khi nhà hàng đi vào hoạt động.
Vào thời điểm hiện tại, có quá nhiều phương pháp Marketing, quảng bá thương hiệu mà đối với dân ngoại đạo phải nói là
"Chìm trong ma trận". Có người thì chạy Facebook, có người lại chọn Google, có người thì chọn báo chí, Youtube ... rồi tùm lum tà la hết cả.
Vậy phương pháp gì mới là hiệu quả cho ngành kinh doanh nhà hàng, kinh doanh ăn uống đây. Dưới đây sẽ là 3 phương pháp Marketing để bạn tìm hiểu và lựa chọn.
4.1. Tận dụng khách hàng qua biển bảng quảng cáo, băng rôn
Đối với kinh doanh quán ăn, nhà hàng thì khách hàng rất mong muốn 1 lần thử ăn xem có ngon không, chính vì thế khi thấy có nhà hàng mới xuất hiện khách thường đến ăn cho biết. Chính vì thế, hãy
làm nhà hàng của mình trở lên đặc biệt, nổi bật nhất có thể để thu hút khách ở khu vực lân cận.
Sau 1 lần thử, nếu việc phục vụ và đồ ăn ngon lành cành đào thì khả năng khách hàng quay lại sẽ rất cao, vì khách thường là người ở xung quanh khu vực mà.
4.2. Đừng bỏ qua Facebook
Đặc điểm của Facebook là có thể quảng cáo đến chính xác đối tượng mong muốn nên đây sẽ là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả cao trong lĩnh vực nhà hàng.
Ví dự thực tế nhé: Nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng các món nhậu, đối tượng bạn cần quảng cáo đến chính là các bợm nhậu tuổi từ 18 - 45 tuổi ở quanh khu vực bán kính nhà hàng là 5km, với Facebook bạn sẽ quảng cáo chính xác đến những đối tượng này. Đối với sản phẩm và đối tượng khác thì bạn chọn kiểu khác, đảm bảo là chính xác và hiệu quả.
4.3. Google Map (Địa điểm quán ăn)
Đối với 1 người chưa biết đi ăn ở đâu thì Google Map sẽ là người hướng dẫn nhiệt tình nhất. Nếu bạn đăng ký địa chỉ nhà hàng lên Google Map thì sẽ không bỏ qua bất cứ 1 khách hàng nào cả đâu.
Cơ chế hoạt động của Google Map: Khi khách ở vị trí gần nhà hàng và họ tìm
"nhà hàng gần đây, quán ăn gần đây" thì các nhà hàng, quán ăn đã đăng ký địa chỉ trên Google sẽ được hiển thị đến khách hàng trên màn hình tìm kiếm, như vậy khả năng sẽ có khách phù hợp và ghé vào nhà hàng của bạn.
4.4. Các kênh quảng cáo khác cho nhà hàng
Mình có thể gợi ý cho các bạn một vài kênh quảng cáo khác như:
- Google SEO
- Kênh Youtube
- Quảng cáo trên Foody.vn
- Kết hợp với Grap Food, Now.vn
- Trên các nhóm Facebook trong khu vực
- .....
Tuỳ vào nhu cầu phát triển và quy mô, kinh phí đầu tư mà có thể áp dụng hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tăng hiệu quả kinh doanh nhà hàng.
Trên đây là 4 nguyên tắc sống còn khi kinh doanh nhà hàng mà Khánh Linh mong muốn bạn sẽ tỉ mỉ đọc để có những bước đi đúng đắn khi mở quán ăn, nhà hàng, tránh những sai lầm không đáng có.
Chúc bạn thành công!