
Giảm giá đến 20% khi chọn mua 2 sản phẩm trở lên

Miễn phí vận chuyển toàn quốc từ 10 sản phẩm
Sản xuất tại
Việt Nam


Vận chuyển
Toàn quốc
Thêu vi tính là gì? Công nghệ thêu vi tính tự động hóa như thế nào?
- 1. Giới thiệu về công nghệ thêu vi tính
- 1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ thêu vi tính
- 1.2. Quy trình thêu vi tính tự động
- 2. Ứng dụng của thêu vi tính trong ngành công nghiệp may
- Ưu điểm của công nghệ thêu vi tính
- Những hạn chế khi thêu bằng máy vi tính
- 3. Các loại máy thêu vi tính
- 4. Một số phần mềm thêu vi tính
- 4.1. Phần mềm thêu vi tính Wilcom Embroidery Studio E2.0
- 4.2. Phần mềm Tajima DGML By Pulse 14 Full dành cho dân thêu
1. Giới thiệu về công nghệ thêu vi tính
Thêu vi tính hay còn gọi là thêu tự động điều khiển bằng máy tính. Là một loại công nghệ thêu được sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy thêu. Hệ thông các máy thêu được kết nối với máy vi tính, nhận lệnh từ máy tính và tiến hành thêu tự động để cho ra sản phẩm.Trước kia, khi máy móc và công nghệ chưa phổ biến, giá thành của các sản phẩm thêu thường rất cao, chủ yếu dành cho giới đại gia, quý tộc. Trong những năm trở lại đây, công đoạn thêu đã sử dụng công nghệ thêu vi tính thay cho việc làm thủ công nên giá thành sản phẩm khá rẻ, số lượng sản xuất lớn, thời gian sản xuất nhanh chóng, sản phẩm cho ra đồng nhất.
1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ thêu vi tính
Công nghệ thêu vi tính là một phát minh vĩ đại trong ngành may mặc được ra đời vào những năm đầu thế kỷ 19 do Jacquard phát minh ra. Vào thời điểm đó, công nghệ thêu còn khá sơ khai.Ban đầu máy thêu chỉ đơn giản là hệ thống máy móc và được điều khiển bằng tay qua các hệ thống trục, thanh truyền và được gọi là máy thêu tay. Máy thêu tay này có công suất làm việc bằng 4 người thợ thủ công và được phát minh bởi Josue Heilmann người Pháp vào năm 1846

Máy thêu tay đầu tiên trên thế giới điều khiển bằng thanh truyền - Ảnh tư liệu từ Bluprint
Một thời gian sau đó, chiếc máy thêu tự do ra đời, đây vẫn là một sản phẩm máy thêu tay nhưng kết hợp với máy khâu để thêu nhanh hơn (Thực chất thì tương tự như máy may bây giờ) - Những chiếc máy này được các hộ gia đình sử dụng nhiều. Vào thời đó, các doanh nghiệp may mặc cũng vẫn sử dụng nhưng chất lượng bản thêu không được giống nhau vì đây chưa phải là thêu tự động.

- Vào năm 1964 Taijma bắt đầu cho ra đời máy thêu vi tính tự động đầu tiên. Đến năm 1973 máy thêu vi tính do Tajima giới thiệu đã tự động hoàn toàn và thêu được hoạ tiết 6 màu (Tương ứng với 6 kim thêu)
- Năm 1983, Tajima đã tạo ra máy thêu Chenille điện tử đa đầu TMLE Series, tiếp theo là Máy thêu điện tử loại 9 kim TMEF Series vào năm 1984.
Công nghệ thêu vi tính cứ dần dần phát triển và đến ngày nay, việc in thêu đã được hoàn toàn tự động hoá. Chỉ cần đưa bản thiết kế vào máy thêu thì sản phẩm sau khi ra đời sẽ giống hệt bản thiết kế và tốc độ thêu máy có thể thay thế hàng trăm lao động cùng 1 lúc.
1.2. Quy trình thêu vi tính tự động
Để cho ra 1 sản phẩm thêu vi tính hoàn chỉnh cần trải qua một số bước nhất định trong toàn bộ quy trình từ chuẩn bị nguyên liệu, bản thiết kế cho đến chạy máy. Các bước cơ bản để thêu bằng máy vi tính như sau:- Lên bản thiết kế cho sản phẩm là bước đầu tiên trước khi tiến hành thêu. Ở công đoạn này, kỹ sư về thiết kế sẽ vẽ bản thêu trên phần mềm Wilcom E2, Tajima
- Chỉnh sửa thiết kế hoặc kết hợp với mẫu thiết kế khác tuỳ theo yêu cầu
- Xuất File thiết kế sang định dạng theo từng loại máy thêu
- Đưa file thiết kế vào máy thêu qua máy tính hoặc USB
- Xác định vị trí thêu trên vải
- Cố dịnh vải vào khung thêu (Có thể là khung tròn, khung elip..)
- Xác định vị trí kim thêu trên bản thiết kế
- Khởi động và giám sát máy thêu, chuẩn bị dự phòng các trường hợp sự cố phát sinh
- Đưa sản phẩm ra khỏi máy sau khi hoàn thiện
2. Ứng dụng của thêu vi tính trong ngành công nghiệp may
Từ khi công nghệ thêu vi tính ra đời đã làm thay đổi cả ngành may mặc trên toàn thế giới. Thời gian sản xuất giảm, số lượng sản phẩm tăng, chi phí thành phẩm cũng rẻ hơn so với sản xuất thủ công từ 8 đến 10 lần.Ngoại trừ nhũng yêu cầu đặc biệt bắt buộc phải thêu tay thì 100% các sản phẩm may mặc đều áp dụng được công nghệ thêu bằng máy vi tính như: Thêu hoạ tiết áo dài, thêu quần bò, thêu logo trên áo đồng phục, thêu mũ, thêu mành rèm....

Trước kia thêu bằng tay thì hiện nay có thể thay thế bằng thêu trên máy vi tính

Ứng dụng thêu vi tính để thêu Logo

Ứng dụng trong thêu tranh

Thêu áo dài
Ngoài ra còn rất nhiều các sản phẩm khác đều có thể dùng đến công nghệ thêu vi tính.
Ưu điểm của công nghệ thêu vi tính
- Thời gian sản xuất nhanh, đáp ứng được nhu cầu đặt số lượng lớn
- Tốn ít chi phí nhân công vì chủ yếu sản xuất bằng máy móc, chỉ cần người thiết kế và vận hành máy
- Sản phẩm đồng nhất vì được lập trình mẫu sẵn. chính xác tuyệt đối
- Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với thêu tay
Những hạn chế khi thêu bằng máy vi tính
- Những hoạ tiết quá nhỏ, cầu kỳ phức tạp thì hạn chế, không linh hoạt
- Sản phẩm công nghiệp, không có hồn, hơi thô
- Tính thẩm mỹ không cao như thêu tay
- Không thêu được trên chất vải mỏng hoặc mềm
3. Các loại máy thêu vi tính
Có 2 loại máy chính được sử dụng trong công đoạn thêu là máy thêu 1 đầu và máy thêu công nghiệp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ lựa chọn 1 trong 2 loại này.Với đơn vị chuyên may mặc và gia công sản phẩm thời trang với số lượng lớn thì sản phẩm được chọn thường là máy công nghiệp loại lớn nhiều đầu để phục vụ được đơn hàng lớn.

Máy thêu vi tính công nghiệp hiện đại, nhiều đầu kim
Các loại máy thêu công nghiệp này thường có giá từ vài trăm triệu cho đến vài tỉ đồng
Còn đối với các công ty, các xưởng sản xuất nhỏ, số lượng sản phẩm không nhiều thường sẽ lựa chọn sản phẩm máy thêu nhỏ, giá thành từ vài triệu đến vài chục triệu hoặc có thể mua vài máy.

Máy thêu vi tính loại nhỏ cho công ty hoặc phân xưởng nhỏ
4. Một số phần mềm thêu vi tính
Để máy thêu vi tính có thể cho ra sản phẩm thì bạn phải đưa mẫu thiết kế vào máy và các mẫu thiết kế này phải được thiết kế bởi các phần mềm chuyên dung từ nhà cung cấp máy thêu hoặc phần mềm thêu tương tự thì máy mới có thể hiểu đượcDưới đây là danh sách các phần mềm dành cho thêu vi tính, các bạn có thể ải về và cài trên máy tính của mình
4.1. Phần mềm thêu vi tính Wilcom Embroidery Studio E2.0
Chắc các bác trong ngành may mặc, thời trang đều không lạ lẫm gì với phần mềm này, tuy nhiên để tải được 1 bản Full của phần mềm này không phải là dễ dàng, lại còn có cả thuốc nữa thế nên tý các bác để lại thông tin em gửi lại Link nhé. Nội dung là xin Link Download Wilcom là hiểu4.2. Phần mềm Tajima DGML By Pulse 14 Full dành cho dân thêu
Cũng là một trong những tên tuổi lớn trong ngành máy thêu, Tajima cung cấp cả một phần mềm thiết kế thêu với kho thư viện lớn, tha hồ sáng tạo. Các bác cũng để lại lời nhắn để em gửi Link cho.Tin tức cùng chuyên mục

Đã bao giờ bạn tự hỏi. Có hàng triệu triệu nhà hàng trên thế giới và đâu là những nhà hàng nổi tiếng nhất, đặc sắc nhất thế giới chưa. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn 5 nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới và có thể bạn sẽ phải thử đến 1 lần đấy

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc nổi bật là rất quan trọng. Một cách hiệu quả để làm điều này là sử dụng đồng phục để tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán và chuyên nghiệp. Tại Khánh Linh, chúng tôi chuyên cung cấp đồng phục công sở và thương mại chất lượng cao, mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội nâng cao khả năng hiển thị thương hiệu của mình bằng trang phục.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may đồng phục, Đồng phục Khánh Linh hiểu rằng việc lựa chọn chất liệu vải phù hợp cho bộ sưu tập thời trang là yếu tố quyết định - đây chính là một trong những nhân tố định hình chất lượng, độ thoải mái và tính thẩm mỹ của thương hiệu.

Tiếp thị thời trang là điều cần thiết để xây dựng bản sắc thương hiệu, thúc đẩy doanh số và duy trì sự phù hợp trong một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng.

Đối với các nhà hàng, việc nắm bắt được xu hướng mới nhất là vô cùng quan trọng. Không chỉ riêng nhà hàng, việc áp dụng các xu hướng ẩm thực vào cửa hàng của mình có thể thu hút sự chú ý trên các nền tảng mạng xã hội và biến nơi đây thành một địa điểm được nhiều người quan tâm.

Trong thế giới ẩm thực đa dạng và cạnh tranh ngày nay, việc tạo dựng một thương hiệu nhà hàng độc đáo và ấn tượng là điều cực kỳ quan trọng. Đối với các nhà hàng Thái Lan, một trong những yếu tố không thể bỏ qua chính là đồng phục.

Trong thế giới ẩm thực Nhật Bản, đồng phục không chỉ đơn thuần là trang phục làm việc, mà còn là biểu tượng của sự chuyên nghiệp, văn hóa và bản sắc của nhà hàng.

Trong thế giới ẩm thực đa dạng và phong phú, ẩm thực Hàn Quốc đã và đang chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng thực khách Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với hương vị độc đáo và cách trình bày bắt mắt, các nhà hàng Hàn Quốc còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đồng phục đặc trưng.

Bạn đã bao giờ bước vào một nhà hàng và bị ấn tượng bởi bộ đồng phục tinh tế của nhân viên? Đồng phục không chỉ là trang phục làm việc, mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhà hàng

Trong bối cảnh ngành ẩm thực Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, việc tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và đậm chất văn hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đồng phục nhà hàng truyền thống không chỉ là một phần của bản sắc thương hiệu mà còn là cầu nối văn hóa giữa khách hàng và di sản ẩm thực Việt Nam