0 Sản phẩm ...

Giảm giá đến 20% khi chọn mua 2 sản phẩm trở lên

Miễn phí vận chuyển toàn quốc từ 10 sản phẩm

Sản xuất tại
Việt Nam

Vận chuyển
Toàn quốc

Vải lụa là gì? "Tất tần tật" kiến thức về các loại vải lụa

Ngày đăng: 29/02/2020

Từ xa xưa, Vải lụa đã luôn được coi là loại vải cao cấp và thường được các tầng lớp quý tộc, người giàu ưa chuộng sử dụng. Ngoài việc ứng dụng để sản xuất quần áo, trang phục mặc thường ngày thì vải lụa còn được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm, các vật phẩm trang trí...

Vậy, vải lụa là vải gì? Loại vải này có ưu điểm gì mà lại được ưa chuộng đến vậy? Bài viết này, Khánh Linh sẽ chia sẻ tất cả những thông tin về vải lụa để giúp các bạn hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi bài viết nhé!


Video thể hiện quy trình sản xuất tơ lụa cao cấp

1. Vải lụa là gì?

Vải lụa tên tiếng Anh là "Silk Fabric" đây là loại vải cao cấp, mỏng, nhẹ, mịn màng được dệt từ những sợi tơ kén của bướm, tằm,... Video bên trên là quá trình sản xuất tơ lụa, các bạn có thể tham khảo để hiểu thêm về vải lụa nhé.

Ngày nay, vải lụa tơ tằm được đánh giá là loại vải tốt nhất trong các loại lụa. Bởi vì khi mặc trang phục làm từ loại vải này giúp người mặc có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, thoải mái và sang trọng. Cũng vì lý do này mà vải lụa đã đang và sẽ luôn là loại vải được ưa chuộng để may những bộ quần áo sang trọng, đắt tiền.

Vải lụa là loại vải, mỏng được dệt từ các sợi tơ tằm tự nhiên

Vải lụa là loại vải, mỏng được dệt từ các sợi tơ tằm tự nhiên

2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa tơ tằm

Vải lụa từ tơ tằm đã có từ 6000 năm TCN, khi vợ của Hoàng đế Trung Quốc đi dạo giữa vườn dâu và nhìn thấy những con sâu đang ăn lá rồi nhả ra những sợi tơ lấp lánh. Nhìn những sợi tơ lấp lánh, Hoàng Hậu không kiềm được lòng mà muốn mang chúng về nuôi.

Trong quá trình nuôi tằm, Hoàng Hậu phát hiện sự bền bỉ và mềm mại của những sợi tằm. Từ đó, bà quyết định tìm hiểu và thử nghiệm thì thấy có thể dùng tơ tằm để may trang phục.

Nguồn gốc của vải lụa tơ tằm

Nguồn gốc của vải lụa tơ tằm

Chính vì vậy mà nghề nuôi tơ tằm đã ra đời. Và từ đây, con đường tơ lụa cũng được hình thành nó kéo dài từ Trung Quốc đến các nước Phía tây của Châu Âu, Châu Phi... Cũng tại thời điểm đó, lụa cao cấp cũng được sản xuất ở Thái Lan, Ấn Độ,...

Ở Việt Nam, nghề nuôi tằm lấy tơ để sản xuất lụa cũng hình thành rất sớm. Với truyền thống lâu đời phát triển nghề lụa, Việt Nam xuất hiện rất nhiều làng nghề. Nổi tiếng nhất phải kể đến là làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phong phú, họa tiết tinh xảo.

3. Quy trình sản xuất vải lụa

Để sản xuất được lụa tơ tằm, người thợ cần phải làm những bước sau:

1. Nuôi tằm

Để có một tấm vải đẹp người ta cần phải nuôi rất nhiều tằm. Thức ăn chủ yếu của tằm chính là lá dâu hoặc lá sắn. Tùy thuộc vào vòng đời của tằm mà người thợ có chế độ ăn phù hợp. Những con tằm con thì cho ăn lá non những con tằm trưởng thành thì cho ăn lá cứng hơn. Khi tằm phát triển đến 3 phần của vòng đời thì sẽ được chuyển đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Quy trình sản xuất vải lụa - Nuổi tằm

Quy trình nuôi tằm để sản xuất lụa - Nuổi tằm - Ảnh minh họa 

2. Nhả sợi kén

Sau khi chuyển đến một nơi khác thì tằm nhả kén. Đầu tiên tằm nhả những sợi tơ để định vị tổ kén. Sau đó tằm chui vào trong kén, di chuyển theo vòng số 8 khoảng 3000 vòng và nhả ra khoảng 1000 km tơ. Tơ được tiết ra từ nước bọt của tằm, là một loại Protein dạng lỏng, trong suốt, có độ nhớt và đông lại khi gặp không khí. Khi đã nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

3. Ươm tơ

Sau khi tằm nhả xong được khoảng 1 tuần thì phải lấy những kén đó ngâm trong nước sôi đảo đều để vỏ kén bên ngoài bong ra. Sau đó rút lấy những sợi tơ bên trong và chập 10 sợi tơ thành 1 và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng.

4. Dệt sợi và nhuộm

Sau khi có những sợi tơ, người thợ đem dệt thành những tấm vải. Đây là quá trình sẽ quyết định độ dày mỏng của tấm lụa. Sau đó, người ta đem vải đi nhuộm. Những tấm vải ban đầu chỉ có màu trắng ngà sau đó người ta sẽ nhuộm màu tùy thích hoặc in những họa tiết lên tấm vải rồi phủ bóng.

Ở những làng nghề nổi tiếng người ta thường nhuộm vải bằng lá cây hoặc các loại rau củ. Tuy nhiên việc nhuộm bằng vật liệu từ thiên nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian.

Dệt vải lụa tơ tằm thủ công ở các làng nghề truyền thống

Dệt vải lụa tơ tằm thủ công ở các làng nghề truyền thống

4. Các loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay

1. Vải lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất trong các loại vải lụa. Nó được biết đến là loại vải được sản xuất hoàn toàn bằng cách dệt truyền thống. Do đó, màu sắc của nó chỉ là màu trắng ngà hoặc những màu sắc đơn giản, không có những họa tiết cầu kỳ. 

Vải lua jtw tằm có bề mặt cực kỳ mềm mại và bóng mượt. Với màu sắc đơn giản, họa tiết giản dị, vải lụa tơ tằm thường được sử dụng để làm áo dài, lễ phục, váy dài cho phụ nữ,...

Vải lụa tơ tằm cao cấp nhất trong các loại vải lụa

Vải lụa tơ tằm cao cấp nhất trong các loại vải lụa

2. Vải lụa Satin cao cấp

Vải Satanh là một trong những loại vải lụa cao cấp và đặc biệt. Nó được kết hợp với phương pháp dệt vải Stain (sự đan xen giữa sợi dọc và sợi ngang, tạo nên sự chắc chắn cho tấm vải), do đó vải khá bóng mượt, mềm mại.

Vải lụa càng tốt, càng chất lượng thì giá của chúng cũng không hề thấp. Giá của vải lụa Satin khoảng 150.000 - 400.000 nghìn/ 1 mét.

3. Vải lụa Cotton

Lụa Cotton là loại vải được tổng hợp từ 2 chất liệu đó là: Cotton và sợi tơ tằm. Vì thế, nó được thừa hưởng rất nhiều ưu điểm của 2 chất liệu này. Loại vải này rất mềm, thoáng mát, có độ bền cao. Tuy nhiên, nó dễ bị bay màu màu và bị xước nên đòi hỏi khá cao trong quá trình giặt và bảo quản vải.

Vải lụa cotton có nhiều loại, tùy thuộc vào tỉ lệ pha Cotton của nhà sản xuất, nhưng theo một số chuyên gia về thời trang cho biết tỉ lệ 9:1 là tốt nhất. Nghĩa là 90% là Cotton còn 10% là tơ tằm. Loại vải này thường được sử dụng để may áo sơ mi công sở, áo cộc tay nam nữ, áo dài, hay những bộ đồ ngủ đầy cuốn hút.

Vải lụa Cotton mềm, thoáng máy, có độ bền cao

Vải lụa Cotton mềm, thoáng máy, có độ bền cao

4.4. Vải lụa Twill

Đây là loại vải được dệt theo kiểu đan chéo nên kết câu vải rất bền và vững chắc. Nguyên liệu để sản xuất vải lụa Twill chủ yếu vẫn là tơ tằm nhưng với cách dệt chắc chắn nên độ dày của vải này sẽ cao hơn loại vải thông thường nhưng nó vẫn giữ được độ mềm mại và bóng mượt vốn có.

Độ bóng mượt của Twil không giống như Satin nên nó phù hợp với nhiều nhà thiết kế và thích hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.

5. Vải lụa hoa (Vải lụa Jacquard)

Loại vải này được dệt theo công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các hoa văn chìm lên bề mặt vải. Vải lụa hoa có bề mặt sáng bóng, mềm mịn có nhiều mẫu mã nên thích hợp để may áo dài, áo cánh,... Tuy nhiên họa tiết trên mặt vải là dệt chứ không phải in nên giá của loại vải này cũng khá cao

Vải lụa hoa

Vải lụa hoa đa dạng màu sắc, họa tiết 

6. Vải lụa 2 da (Twist Silk)

Vải lụa 2 pha được kết hợp với 2 chất liệu: Tơ tằm + Viscose với tỉ lệ 1:1 (nghĩa là 50/ 50). Lụa 2 da được ứng dụng công nghệ dệt hiện đại nên vải vừa mềm vừa có độ bóng nhất định. Ngoài ra, vải này còn có ưu điểm là chống nhăn và dễ nhuộm màu với những chi tiết cực kỳ bắt mắt.

Do đó, vải 2 da được sử dụng nhiều khi may áo dài, áo cánh, hay những bộ váy liền hấp dẫn,...

7. Vải lụa đũi

Lụa đũi được dệt từ sợi vải thô kết hợp với sợi tơ tằm. Ban đầu vải lụa đũi chỉ có những màu đơn giản nhưng hiện nay nó đã được in rất nhiều những họa tiết, hoa văn khiến loại vải này trở lên cá tính và phong phú hơn.

Vải này có bề mặt hơi thô nên thường được dùng để may áo sơ mi nam, quần tây,... hay làm khăn quàng cổ trong mùa đông lạnh

Vải lụa đũi dệt từ sợi vải thô và sợi tơ tằm

Vải lụa đũi dệt từ sợi vải thô và sợi tơ tằm

8. Vải lụa Chiffon

Lụa Chiffon được dệt 100% chất liệu tự nhiên nên những sợi dệt thường khá mỏng, có thể nhìn xuyên thấu. Nó được ứng dụng để làm thời trang váy cưới, áo đi chơi, cho các buổi tiệc,...

Bên cạnh những loại vải lụa phổ biến mà Khánh Linh vừa đề cập, trên thị trường hiện nay còn rất nhiều loại vải như: vải lụa cát, vải lụa tuyết, vải lụa thun, vải lụa Thái Tuấn (Thái Tuấn là tên cửa hàng), vải lụa Nhật, vải lụa nhung, vải lụa Hàn Quốc,...

5. Những đặc tính cơ bản của vải lụa

1. Đặc tính vật lý

Trên sợi tơ có mặt cắt là hình lăng kính nên khi được ánh sáng chiếu vào sẽ khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ và sang trọng cho loại vải này. Ngoài ra, khi người dùng sờ tay vào vải sẽ cảm nhận được độ mịn mượt, khác hoàn toàn so với những loại vải nhân tạo khác.

Màu sắc của vải khá đa dạng: Có thể là màu vàng, nâu, xanh lá,..Ngoài ra, vì vải lụa được làm từ chất liệu tự nhiên nên độ co giãn của nó khá kém, nhưng đổi lại nó hút ẩm khá tốt

2. Đặc tính hóa học

Sợi tơ có thể bị phân hủy bởi các axit mạnh, còn ở nồng độ vừa phải, axit sẽ gây ra sự co lại trong tơ tằm. Nếu tác dụng với kiềm, tơ ít bị tổn thương bởi kiềm hơn là vải len. Ngoài ra, lụa có độ dẫn điện kém nên khả năng giữ nhiệt vô cùng tuyệt vời.

6. Ưu và nhược điểm của vải lụa là gì?

1. Ưu điểm

  • Nhẹ, bền và khả năng cách nhiệt tốt. Do đó, trang phục được làm từ lụa tơ tằm rất mềm, mịn mang lại cảm giác sang trọng khi sử dụng
  • Khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi tốt 
  • An toàn cho da, không gây dị ứng như những loại vải nhuộm hóa chất
  • Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nhiên nên rất an toàn, thân thiện và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng và môi trường

2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, vải lụa còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Dễ bị côn trùng cắn, mọt cắn
  • Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi
  • Vì làm từ chất liệu tự nhiên nên khó nhuộm màu
  • Độ đàn hồi của vải lụa không được tốt như những loại vải khác. Theo kiểm tra, vải lụa chỉ có thể kéo được 1/7 độ dài của vải
  • Bảo quản vải lụa khá phức tạp, tỉ mỉ và giá thành cao

7. Ứng dụng của vải lụa 

1. Trong may mặc

Như các loại vải khác, vải lụa được ứng dụng rất nhiều trong may mặc. Nó được lựa chọn là chất liệu thiết kế và sản xuất ra vô vàn các loại trang phục với nhiều phong cách khác nhau.

Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải lụa có thể sử dụng để may quần áo mùa hè như: váy liền tơ tằm, áo sơ mi, bộ đồ ngủ lụa nhung,... Ngoài ra nó cũng thích hợp may quần áo mùa lạnh vì khả năng tĩnh điện, giữ nhiệt tốt.

Vải lụa may áo, váy

Ứng dụng của vải lụa trong ngành công nghiệp thời trang

vải lụa may áo dàivải áo dài lụa nhậtvải lụa nhung may áo dàivải lụa cao cấp may áo dài

2. Trong trang trí, nội thất

Bên cạnh ứng dụng trong may mặc thì vải lụa còn được dùng để trang trí nội thất như bọc ghế hoàng gia, rèm cửa, màn... Sử dụng vải lụa để may đồ trang trí sẽ thể hiện được sự sang trọng, lịch sự và ấn tượng cho ngôi nhà.

Rèm vải lụa

Ứng dụng của vải lụa trong trang trí nội thất

Ngoài ra, vải lụa còn được trú trọng trong việc sản xuất chăn ga gối đệm. Với màu sắc trẻ trung, vải mềm mịn, thoáng mát, vải lụa Cotton hay những loại cải lụa khác được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng như: Sông Hồng, Hanvico, Everon, Everhome, Forever,...

Ứng dụng của vải lụa trong sản xuất chăn ga gối đệm

Ứng dụng của vải lụa trong sản xuất chăn ga gối đệm

Bên cạnh những ứng dụng trên, vải lụa còn được sử dụng để bọc cách điện, áo chống độc, dệt vải dù, làm kim khâu cho bác sĩ, hay lụa cũng dùng để thay giấy viết,...

8. Cách phân biệt vải lụa 100% tơ tằm và vải lụa có Polyester

Không thể phủ nhận được vải lụa là loại vải của sự sang trọng, đẳng cấp nên những vật dụng làm từ loại vải này thường có giá trị kinh tế rất lớn. Vì vậy, trên thị trường có rất nhiều nhà phân phối vải lụa đã pha thêm Polyester để đánh lừa người tiều dùng nhằm thu lợi nhuận.

Nếu bạn không phải một người sành sỏi thì rất khó để phân biệt đâu là vải lụa tơ tằm, đâu là lụa pha tạp chất. Để phân biệt vải lụa tơ tằm vải, lụa cát với các loại vải lụa pha Polyester, bạn có thể thực hiện theo 4 cách:

  1. Với đặc tính hóa học mà Khánh Linh vừa nói bên trên, để nhận biết vải lụa bạn có thể sử dụng phương pháp đốt. Nếu khi đốt vải có xuất hiện mùi khét như tóc và sau khi đốt sẽ chuyển thành dạng bột thì 100% đó là vải lụa tơ tằm.
  2. Cách 2 là bạn có thể sử dụng giá thành để đánh giá chất lượng. Nếu vải lụa 100% tơ tằm sẽ có giá khoảng trên 100 ngàn đồng/ mét còn loại vải lụa pha sẽ rẻ hơn nhiều
  3. Với loại vải lụa tơ tằm không pha sẽ có màu trắng nhưng không phải trắng tinh. Còn lụa pha sẽ có màu trắng rõ rệt.
  4. Bạn cũng có thể phân biệt bằng cách cảm nhận bằng tay. Khi sờ vào vải lụa tơ tằm, bạn sẽ cảm thấy mát lạnh, mềm mịn, nhẹ nhàng và còn rất trơn bóng

9. Cách giặt và bảo quản

1. Cách giặt vải lụa

Khi giặt vải lụa bạn cần phải phân loại vải ra để tránh việc bị phai màu và co rút trong quá trình giặt. Đến khi giặt bạn nên giặt bằng nước ấm, không nên vò mạnh vì nó sẽ làm vải bị gãy và nhăn. Ngoài ra, khi giặt không nên sử dụng hóa chất, cồn, chất tẩy rửa mạnh sẽ làm vải bị phai màu, nhanh hỏng.

Khi giặt xong bạn hãy tráng lại bằng nước sạch và phơi ở khu thoáng gió, tránh phơi dưới nắng quá lâu.

2. Cách bảo quản vải lụa

Bạn không nên phơi quần áo ở nơi ẩm mốc vì có thể làm quần áo bị mục. Tiếp theo, vì vải được làm từ tơ tằm nên rất dễ bị côn trùng cắn, mọt ăn nên bạn phải chú ý nhé!

Bên trên là tất cả những thông tin về vải lụa mà Khánh Linh tìm hiểu được, hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại vải lụa mà mình thường mặc. Qua đây, Khánh Linh cũng hy vọng từ những thông tin này, bạn có thể lựa chọn cho mình loại vải cũng như sản phẩm từ vải lụa tơ tằm ưng ý nhất.

Tham khảo thêm các loại vải thông dụng khác trên thị trường:

Vải thô Vải Jean Vải cotton
Vải đũi Vải Lanh Vải Len
Vải Kate Vải chiffon Vải thun

Tin tức cùng chuyên mục

Điểm danh tên các nhà hàng nổi tiếng thế giới
02/01/2020

Đã bao giờ bạn tự hỏi. Có hàng triệu triệu nhà hàng trên thế giới và đâu là những nhà hàng nổi tiếng nhất, đặc sắc nhất thế giới chưa. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn 5 nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới và có thể bạn sẽ phải thử đến 1 lần đấy

Cách tạo trang web Nhà hàng miễm phí (9 bước) với Upmenu
07/04/2024

Có một trang web cho nhà hàng của bạn là điều cần thiết trong thời đại kỹ thuật số. Nó cho phép chủ nhà hàng tiếp cận đối tượng rộng hơn, tạo sự hiện diện trực tuyến và cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng tiềm năng.

Cách mở nhà hàng: 11 Bước để thành công
05/04/2024

Mở một nhà hàng đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược. Hãy làm theo hướng dẫn 11 bước của chúng tôi để bắt đầu thành công nhà hàng mới của bạn!

16 Ý Tưởng Đồng Phục Nhà Hàng Nên Thử Vào Năm 2024
12/03/2024

Đồng phục đóng một vai trò quan trọng trong ngành nhà hàng, phục vụ cả mục đích chức năng và thẩm mỹ. Đồng phục nhà hàng góp phần xây dựng thương hiệu và bầu không khí ấm cúng cho cơ sở của bạn nhưng cũng đảm bảo nhân viên của bạn ăn mặc phù hợp với vai trò của họ.

Cách nâng cao giá trị thương hiệu Nhà hàng bằng phương tiện Earned media
01/03/2024

Earned media giúp những thương hiệu giá trị nhất thế giới đều có một điểm chung: mục đích gây được tiếng vang với người tiêu dùng. Việc được một người nào đó không phải là chính bạn viết hoặc nói đến sẽ mang lại cho thương hiệu cảm giác đáng tin cậy và có tiếng vang. Nó cũng giúp nâng cao tinh thần của nhân viên và khiến cả nhóm tự hào về nơi họ làm việc.

15 bài viết hướng dẫn siêu hữu ích dành cho CEO nhà hàng từ Aaronallen
29/02/2024

Aaronallen: Chúng tôi đã làm việc với đội ngũ lãnh đạo điều hành của một số công ty dịch vụ thực phẩm và khách sạn mới nổi và thành công nhất trên thế giới, hỗ trợ các vấn đề chiến lược liên quan đến tăng trưởng và mở rộng, tối ưu hóa hiệu suất, chiến lược thương hiệu, tiếp thị, thẩm định và cách nâng cao và duy trì giá trị doanh nghiệp.

AI trong nhà hàng: 15 Mẹo giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh Nhà hàng bằng Trí tuệ nhân tạo
28/02/2024

Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi sẽ khám phá thế giới AI trong các nhà hàng, cung cấp các ví dụ về các công cụ AI, chẳng hạn như ChatGPT và MidJourney, đồng thời đưa ra 10 mẹo thiết thực về cách sử dụng AI để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn.

Đồng Phục Quán Ăn: Sự thanh lịch trong dịch vụ Ẩm Thực
15/10/2023

Khi chúng ta nghĩ về một trải nghiệm tại một nhà hàng hoặc quán ăn, hình ảnh thường là điều đầu tiên nảy vào tâm trí. Không chỉ là món ăn ngon, mà còn là cảm giác thoải mái và không gian độc đáo. Thế giới ẩm thực đang trải qua một sự cạnh tranh khốc liệt, và quán ăn cần phải biết cách tạo ra một ấn tượng đáng nhớ, không chỉ từ khẩu vị mà còn từ mọi trải nghiệm mà họ mang lại cho khách hàng.

Đồng phục Nhà hàng ăn uống - Ẩn sâu trong tạo dấu ấn riêng
10/09/2023

Đồng phục nhà hàng ăn uống của chúng tôi không chỉ là một bộ trang phục, mà là biểu tượng của sự chuyên nghiệp, phong cách và sự ấm áp. Với thiết kế độc quyền và chất lượng hàng đầu, chúng tôi làm cho nhân viên của bạn nổi bật và mang đến cho khách hàng trải nghiệm ẩm thực không thể quên...

Đồng Phục Lotteria: Thương Hiệu, Độc Đáo, và Tương Lai
21/08/2023

Khi nói đến thế giới của những chiếc Hamburger thơm ngon và món Gà rán hấp dẫn, không thể bỏ qua tên gọi quen thuộc - Lotteria. Hãy cùng tôi khám phá sâu hơn vào một yếu tố tạo nên bản sắc của thương hiệu này, đó chính là đồng phục. Trong cuộc hành trình này, chúng ta sẽ đi qua lịch sử phát triển, tầm quan trọng và cả những chi tiết độc đáo của đồng phục Lotteria

01/02/2020
Tuyệt vời

Bộ đồng phục nhà hàng này rất hợp với nhân viên nhà mình. Giao hàng cũng nhanh. Khá ưng ý với Khánh Linh

Đặng Bá Huỳnh
20/01/2020
Tuyệt vời

Các bạn thiết kế rất tận tình hỗ trợ thiết kế Logo thương hiệu để in vào sản phẩm

Vũ Thu Trang
14/01/2020
Tuyệt vời

Chất lượng sản phẩm tuyệt vời!

Nguyễn Văn Hòa

Showroom và Văn phòng

86 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Xem giỏ hàng
Bản đồ
Messenger
Báo giá
Nhắn qua Zalo
0965 585 368
Gọi ngay
gop top