Giảm giá đến 20% khi chọn mua 2 sản phẩm trở lên
Miễn phí vận chuyển toàn quốc từ 10 sản phẩm
Sản xuất tại
Việt Nam
Vận chuyển
Toàn quốc
Vải Thô - Khái niệm, Ưu điểm, Phân loại & cách sử dụng bảo quản
- 1. Vải thô là gì?
- 2. Quy trình sản xuất vải thô từ A -> Z
- 2.1. Sản xuất sợi
- 2.2. Sản xuất vải
- 2.3. Xử lý trước khi tạo ra sản phầm
- 2.4. Nhuộm và in
- 2.5. Xử lý vải sau khi nhuộm
- 3. Những đặc điểm của vải thô
- 3.1. Ưu điểm
- 3.2. Nhược điểm
- 4. Vải thô có những loại nào
- 4.1. Vải thô mộc
- 4.2. Vải thô lụa
- 4.3. Vải thô Cotton
- 4.4. Vải thô đũi
- 4.5. Vải thô mềm
- 4.6. Vải thô Hàn Quốc
- 5. Ứng dụng của vải thô trong may mặc
- 5.1. Áo sơ mi, đồng phục, áo công sở
- 5.2. Thời trang chân váy
- 5.3. May váy liền thân
- 6. Mua vải thô ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM
- 6.1. Mua vải thô ở Hà Nội
- 6.2. Mua vải thô ở đâu TPHCM
- 7. Làm thế nào để mua vải thô "XỊN"
- 8. Cách giặt và bảo quản vải thô
Vải thô thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi cao nên được sử dụng nhiều trong thời trang mùa hè cho người lao động hay thiết kế một số mẫu thời trang hiện đại. Vậy vải thô là vải gì? Ứng dụng của vải thô trong may mặc là gì? Cùng Khánh Linh đi tìm hiểu tất những thông tin cơ bản và cần thiết nhất nhé.
1. Vải thô là gì?
Cũng như tên của nó, vải thô là vải được dệt từ các sợi tự nhiên như bông hoặc gai. Vì vải thô xuất hiện khá lâu đời nên nó được con người sử dụng rộng rãi như vải Cotton.
Ngoài ra, vì được sản xuất từ các sợi tự nhiên nên vải thô có tính thoáng khí, khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Cũng vì thế mà nó được sử dụng ngày càng phổ biến trong ngành may mặc, nhất là các sản phẩm thời trang mùa hè, thời trang công sở hiện đại.
Tóm lại vải thô là loại vải có nguồn gốc thực vật được dệt chủ yếu từ các loại sợi tự nhiên như Bông, Gai nên khi sử dụng sẽ có cảm giác thô sơ, mộc mạc
Vải thô là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên như bông hoặc gai
2. Quy trình sản xuất vải thô từ A -> Z
Muốn sản xuất vải thô chất lượng cao, người thợ cần nuôi trồng và chăm sóc cây thật cẩn thận từ nguồn nước, thuốc trừ sâu hay phân bón để loại bỏ các mối nguy hiểm cho cây đến ngày thu hoạch. Và sau khi thu hoạch, người thợ cần làm những bước sau để có thể sản xuất ra vải thô:
2.1. Sản xuất sợi
Khi gai hoặc bông đã được thu hoạch thì bước tiếp theo cần làm là kéo chúng thành sợi. Đây là bước cơ học nên sẽ không có mặt của hóa chất. Tuy nhiên, để tăng độ kết dính và giảm ma sát trong quá trình kéo sợi thì người thợ sẽ thêm một chút dầu kéo sợi.
2.2. Sản xuất vải
Đây là bước cốt lõi nhất trong quá trình sản xuất vải. Vải thô có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp dệt hoặc đan. Để giảm đứt sợi vải gây hao hụt thì trong quá trình sản xuất người thợ sẽ thêm một chút hóa chất định cỡ và bôi trơn vào nhằm giảm ma sát cũng như tăng độ dẻo dai cho sợi vải.
2.3. Xử lý trước khi tạo ra sản phầm
Trước khi in và nhuộm, người thợ cần xử lý
-
Loại bỏ hóa chất đã dùng ở bước trước còn dư trên bề mặt vải
-
Loại bỏ các sợi, trấu, bông có trên bề mặt vải
-
Tẩy trắng vải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhuộm in
-
Đặt vải thô vào quá trình kiềm hóa (Mercerizing) để giúp sợi vải phông lên, khỏe và bóng hơn. Từ đó, vải sẽ hấp thụ thuốc nhuộm tốt hơn
7 bước sản xuất vải thô chuẩn
2.4. Nhuộm và in
Trong quá trình nhuộm và in sẽ phải sử dụng đến hóa chất và thuốc nhuộm. Khi in màu, để có thể in một tấm vải với chiều rộng lớn thì cần phải thêm bột màu. Nhờ vậy mà các sắc tố sẽ dính vào bề mặt nhựa Polymer hoặc chất kết dính rồi in lên bề mặt vải.
2.5. Xử lý vải sau khi nhuộm
Bước này gần như là bước cuối cùng khi sản xuất vải thô. Ở đây sẽ xảy ra tất cả vấn đề liên quan đến đặc tính kỹ thuật cũng như thẩm mỹ của sản phẩm. Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà các đặc tính sẽ được thêm vào vải, ví dụ như:
-
Tăng cường khả năng chống nước
-
Chống nhăn
-
Chống cháy
-
Kháng khuẩn
-
Chống tĩnh điện
-
Chống thấm dầu
-
vân.. vân...
Các đặc tính của vải cần phù hợp nguyên liệu sản xuất vải. Ví dụ: nguồn nguyên liệu tự nhiên không thể không nhăn hay chống nước,...
Khi vải có màu sắc và đặc tính như mong muốn, người thợ sẽ đưa vải thô vào để sản xuất quần áo, giày, túi,... Để sản xuất ra sản phẩm cần có quy trình: Cắt, may, thêm nút hay khóa kéo. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được vận chuyển đến các cửa hàng thời trang, xuất khẩu sang các nước trên thế giới
3. Những đặc điểm của vải thô
Tất cả các loại vải trên thị trường đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, để chọn được loại vải phù hợp với mong muốn của bạn cũng như sản phẩm thì bạn buộc phải nắm rõ những thông tin, đặc tính của chất vải
3.1. Ưu điểm
» Độ bền cao
Vải thô có bền không? Vải thô có co giãn không?
Nếu bạn đang phân vân khi mua vải thô mà không biết vải thô có bền hay không thì bạn hãy yên tâm rằng: Vải thô rất bền. Bởi độ co giãn của vải thô thấp nên vải không bị chảy. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua vải thô may áo sơ mi, quần hoặc chân váy mà không lo bị co rút nhé
» Thấm hút mồ hôi
Toàn bộ những chất liệu vải được dệt từ chất liệu tự nhiên thì đều có 1 khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt. Vải thô cũng vậy, chính vì thế mà loại vải này mới được sử dụng rộng rãi trong may mặc, nhất là vào thời tiết mùa hè
Ảnh minh họa về vải thô đũi đa dạng màu sắc
» Thoáng mát, mềm mịn, nhẹ nhàng
Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của vải thô. Với độ dày vừa phải và được dệt từ những sợi tự nhiên, vải thô mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, thoáng mát, dễ chịu. Không những vậy, loại vải này còn khá mịn, mềm và mát khi sờ vào.
» Khả năng nhuộm màu tốt
Ưu điểm này không phải nào cũng có. Với khả năng ăn màu tốt, vải thô được nhuộm với nhiều màu khác nhau, tạo ra sự tươi mới, phong phú đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Chính vì thế, vải thô được nhiều nhà thiết kế sử dụng để may trang phục với phong cách khác nhau từ lãng mạn đến cá tính, từ cổ điển đến hiện đại.
» Mức độ an toàn
Vấn đề này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì vải thô được dệt từ những sợi tự nhiên nên nó rất an toàn, không gây kích ứng da hay gây hại cho cơ thể.
3.2. Nhược điểm
» Hay bị nhăn khi giặt
Vải thô đũi có bị nhăn không?
Khánh Linh xin khẳng định, 100% các loại vải được dệt từ sợi tự nhiên đều bị nhăn khi giặt hoặc khi bảo quản không tốt. Tuy nhiên nhược điểm này hoàn toàn dễ chấp nhận vì loại vải này lại rất dễ là phẳng. Vì thế bạn có thể thỏa thích mua quần áo hay đồ dùng vải thô mà không sợ bị nhăn.
Hình ảnh cuộn vải thô bị nhăn
» Độ cứng của vải thô
Ngay cái tên của nó đã nói nên đây là chất vải thô, vải cứng rồi phải không ạ? Chính vì là loại vải cứng nên nhiều người không thích vì sự hạn chế trong quá trình mua đồ thời trang. Tuy nhiên đó chỉ là loại vải thô 100%, còn ngày nay với sự phát triển của công nghệ dệt may, con người đã kết hợp vải thô với các sợi vải khác để tạo ra những chất liệu mới có nhiều khả năng ưu việt hơn
» Vải thô dày
Nếu nhắc tới vải thô nguyên bản thì nhược điểm mà Khánh Linh muốn kể đến là độ dày của vải thô. Vì chưa được kết hợp và xử lý nên vải thô khá dày. Tuy nhiên, vải thô dày lại rất thích hợp may quần áo cho người lao động ngoài trời nắng. Vì nó sẽ giúp họ cảm thấy mát hơn so với mặc quần áo mỏng và thấm ít mồ hôi.
4. Vải thô có những loại nào
Như Khánh Linh đã đề cập, sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang ngày càng mạnh, nên vải thô cũng được kết hợp với nhiều loại sợi vải khác nhau và cho ra các loại vải thô có những tên gọi mới. Cùng Khánh Linh đi tìm hiểu chi tiết hơn về các loại vải thô mềm để may quần áo nhé
4.1. Vải thô mộc
Vải thô mộc nguyên bản, không pha sợi vải khác
Vải thô mộc (mộc ở đây không phải là cây cối) là vải thô nguyên bản không pha, để nguyên sợi thô. Loại vải này không được ứng dụng nhiều lắm trong may mặc vì chất vải khá cứng. Chính vì vậy vải này thường để may các đồ vật dụng: Túi xác, cặp xách, giày vải, ô dù, bạt che nắng, khung tranh vẽ, bọc ghế Sofa...
4.2. Vải thô lụa
Vải thô lụa là sự kết hợp của chất vải thô với các loại sợi mềm, mỏng như lụa để tạo nên một chất vải vừa mềm mại, thoáng mát, không nhăn, thấm hút mồ hôi tốt và vô cùng mịn.
Vải thô lụa được các nhà thiết kế sử dụng chủ yếu làm đồ ngủ, váy 2 dây, áo sơ mi nam, áo công sở,... vì loại vải này toát lên được vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế và thành lịch vô cùng khi mặc đi làm hay đi chơi.
4.3. Vải thô Cotton
Vải thô Cotton cũng tương tự như vải Cotton 100% là chất vả mềm, mịn, không co giãn, xù long, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên nó thích hợp may quần áo cho các bé, quần sooc, áo sơ mi, váy, áo dài cách tân,... chăn, ga, gối, đệm.
4.4. Vải thô đũi
Vải thô đũi cũng gần giống như vải đũi. Với ưu điểm mát, thấm mồ hôi, dễ mặc, vải thô đũi được thiết kế thành rất nhiều mẫu váy liền, chân váy, áo sơ mi, quần baggy,...
Và cũng như Khánh Linh đã nói bên trên, vải thô đũi có nhăn. Nhưng độ nhăn của vải thô đũi rất dễ là phẳng, do đó các bạn có thể yêu tâm khi mua quần áo làm từ vải thô đũi nhé
Hình ảnh sẽ khẳng định độ nhăn của vải thô đũi
4.5. Vải thô mềm
Nghe thôi cũng biết đây là loại vải rất mềm. Đúng là như vậy, vải thô mềm là loại vải được kết hợp với các loại vải khác nên chất của nó rất mềm. Không những thế, khả năng chống nhăn và thấm nước của nó cũng tốt hơn rất nhiều so với vải thô nguyên bản. Nếu bạn thích sự mềm mại thì vải thô mềm là lựa chọn vô cùng đúng đắn cho bạn.
4.6. Vải thô Hàn Quốc
Vải thô Hàn Quốc là loại vải được sản xuất do công ty Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam. Loại vải này thường được sử dụng để may túi,... hoặc làm khăn trải bàn vì nó có khá nhiều họa tiết đẹp mắt.
Mặc dù gắn mác Hàn Quốc nhưng giá thành của vải này cũng không hề mắc như các bạn nghĩ. Giá vải thô Hàn Quốc chỉ giao động từ khoảng 25.000 - 70.000 nghìn đồng/ m.
Nhân đây, Khánh Linh cũng xin giới thiệu đến bạn vải thô lụa Hàn Quốc. Gọi là vải thô lụa Hàn Quốc vì nó mềm hơn các loại vải kia rất nhiều. Nếu so sánh ra, vải thô lụa Hàn Quốc với vải thô mềm thì độ mềm và bóng của 2 vải này phải tương đương với nhau
Ngoài một số loại vải thô mà Khánh Linh vừa đưa ra, trên thị trường ngày nay còn rất nhiều loại vải thô như: Vải thô hoa, vải thô trắng, vải thô Kate, vải thô hoa, vải thô nhật,...
5. Ứng dụng của vải thô trong may mặc
Với sự tiên tiến của ngành dệt may cũng như sự sáng tạo của con người, vải thô khi được kết hợp với các loại sợi khác đã tạo nên những loại vải đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Với nhiều ưu điểm vượt trội, các loại vải thô được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc, đó là:
5.1. Áo sơ mi, đồng phục, áo công sở
Vải thô may áo sơ mi, quần âu công sở là sự lựa chọn chuẩn xác của nhà thiết kế. Vì khi có độ cứng nên áo sơ mi vải thô nam sẽ có form chuẩn hơn, khi mặc sẽ giữ được dáng của áo tốt hơn. Ngoài ra, vải thô còn được ứng dụng để thiết kế quần vải thô nam hay quần vải thô nữ nữa nhé.
Ứng dụng của vải thô - Áo sơ mi vải thô nữ
5.2. Thời trang chân váy
Theo Trend (xu hướng) thời trang 2019, vải thô được dùng để may chân váy midi. Với kiểu dáng bắt mắt, chân váy midi tạo cho các nàng vẻ ngoài khá tiểu thư nhưng lại có đôi chút ngẫu hứng. Chân váy vải thô gợi cho người nhìn đến một cô gái hiền lành, cổ điểm những cũng mang theo một chút hiện đại và cá tính.
Ngoài chân váy midi, nhiều nhà thiết kế cũng lựa chọn vải thô để may chân váy chữ A. Nếu hỏi vì sao thì Khánh Linh có thể trả lời rằng: Thiết kế chân váy chữ A vải thô sẽ mang đến sự trẻ trung, phóng khoáng và mạnh mẽ cho các nàng.
Vải thô may váy midi tuyệt đẹp cho các nàng teen
5.3. May váy liền thân
Vì vải thô đũi có độ thoáng cao, mềm mại và luôn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc nên nó được nhiều người dùng để làm váy liền thân. Váy vải thô đũi được thiết kế trơn màu tối giản, ít chi tiết cầu kỳ. Nhưng nó lại mang đến cho người mặc sự thanh lịch, cách điệu và nhẹ nhàng nhất định.
-
Ngoài vải thô may vái, vải thô còn được dùng để may: quần áo trẻ em, người lớn tuổi, quần đùi, quần short,...
Bên cạnh những ứng dụng của vải thô trong may mặc, vải thô còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống như dùng để may các hộp bút, ví tiền, túi xách, mũ, cặp,... Hơn nữa, nó cũng được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng dùng để sản xuất rèm vải thô, chăn, ga gối, đệm,...
6. Mua vải thô ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM
Dưới đây Khánh Linh sẽ đưa ra một vài cửa hàng và địa điểm bán vải thô uy tín và chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo các địa điểm này nhé:
6.1. Mua vải thô ở Hà Nội
Ở Hà Nội, các bạn có thể đến các địa điểm sau:
- Chợ Ninh Hiệp ở làng Nành, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Vải Hàn Quốc 331 Bạch Mai
- Đại Lý vải Thái Tuấn tại 569 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội...
6.2. Mua vải thô ở đâu TPHCM
Nếu bạn ở Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, bạn có thể đến các địa điểm dưới đây để mua được vải thô chất lượng nhất nhé:
- Chợ vải Soái Kình Lâm tại 481 Trần Hưng Đạo B, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Chợ vải Lê Minh Xuân tại Đường Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, TP. HCM
- Vải Thái Tuấn tại 936-938 Nguyễn Trãi, Phường 14,Quận 5, TPHCM
7. Làm thế nào để mua vải thô "XỊN"
Nếu bạn muốn chọn được vải thô, hay quần áo vải thô chất lượng, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
-
Kiểm tra độ nhăn của vải. Vì vải thô dễ bị nhăn, nếu khi bạn vò vải mà không thấy vải nhăn thì chứng tỏ mẫu vải đó có pha Polyester rồi nhé.
-
Kiểm tra độ co giãn. Vải thô có độ co giãn hơi kém nên bạn phải chú ý nhé
-
Dùng tay sờ vào mặt vải xem vải co lì, mát và mịn không? Nếu có thì đó là loại vải thô tốt đấy.
8. Cách giặt và bảo quản vải thô
Để kéo dài tuổi thọ cho vải thô thì bạn nên giặt theo các bước sau:
-
Giũ quần áo để loại bỏ bụi hoặc ngâm quần áo nếu nó có nhiều bùn đất
-
Sử dụng bột giặt trung tính để loại bỏ vết bẩn. Bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy vì vải thô rất bền nên bạn không phải lo lắng bị rách trong quá trình giặt
Khi giặt xong, bạn nên phơi chúng ở nơi thoáng mát, không nên phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời để tránh bị sờn vải, xù lông.
Bên trên là những thông tin về vải thô mà Khánh Linh muốn gửi đến bạn. Qua đây, Khánh Linh hy vọng các bạn có thể tự chọn cho mình trang phục vải thô như mong muốn. Chúc các bạn thành công. Cảm ơn bạn rất nhiều
Vải lụa | Vải Jean | Vải cotton |
Vải đũi | Vải Lanh | Vải Len |
Vải Kate | Vải chiffon | Vải thun |
Tin tức cùng chuyên mục
Đã bao giờ bạn tự hỏi. Có hàng triệu triệu nhà hàng trên thế giới và đâu là những nhà hàng nổi tiếng nhất, đặc sắc nhất thế giới chưa. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn 5 nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới và có thể bạn sẽ phải thử đến 1 lần đấy
Trong thế giới ẩm thực Nhật Bản, đồng phục không chỉ đơn thuần là trang phục làm việc, mà còn là biểu tượng của sự chuyên nghiệp, văn hóa và bản sắc của nhà hàng.
Trong thế giới ẩm thực đa dạng và phong phú, ẩm thực Hàn Quốc đã và đang chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng thực khách Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với hương vị độc đáo và cách trình bày bắt mắt, các nhà hàng Hàn Quốc còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đồng phục đặc trưng.
Bạn đã bao giờ bước vào một nhà hàng và bị ấn tượng bởi bộ đồng phục tinh tế của nhân viên? Đồng phục không chỉ là trang phục làm việc, mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhà hàng
Trong bối cảnh ngành ẩm thực Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, việc tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và đậm chất văn hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đồng phục nhà hàng truyền thống không chỉ là một phần của bản sắc thương hiệu mà còn là cầu nối văn hóa giữa khách hàng và di sản ẩm thực Việt Nam
Có một trang web cho nhà hàng của bạn là điều cần thiết trong thời đại kỹ thuật số. Nó cho phép chủ nhà hàng tiếp cận đối tượng rộng hơn, tạo sự hiện diện trực tuyến và cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng tiềm năng.
Mở một nhà hàng đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược. Hãy làm theo hướng dẫn 11 bước của chúng tôi để bắt đầu thành công nhà hàng mới của bạn!
Đồng phục đóng một vai trò quan trọng trong ngành nhà hàng, phục vụ cả mục đích chức năng và thẩm mỹ. Đồng phục nhà hàng góp phần xây dựng thương hiệu và bầu không khí ấm cúng cho cơ sở của bạn nhưng cũng đảm bảo nhân viên của bạn ăn mặc phù hợp với vai trò của họ.
Earned media giúp những thương hiệu giá trị nhất thế giới đều có một điểm chung: mục đích gây được tiếng vang với người tiêu dùng. Việc được một người nào đó không phải là chính bạn viết hoặc nói đến sẽ mang lại cho thương hiệu cảm giác đáng tin cậy và có tiếng vang. Nó cũng giúp nâng cao tinh thần của nhân viên và khiến cả nhóm tự hào về nơi họ làm việc.
Aaronallen: Chúng tôi đã làm việc với đội ngũ lãnh đạo điều hành của một số công ty dịch vụ thực phẩm và khách sạn mới nổi và thành công nhất trên thế giới, hỗ trợ các vấn đề chiến lược liên quan đến tăng trưởng và mở rộng, tối ưu hóa hiệu suất, chiến lược thương hiệu, tiếp thị, thẩm định và cách nâng cao và duy trì giá trị doanh nghiệp.