Giảm giá đến 20% khi chọn mua 2 sản phẩm trở lên
Miễn phí vận chuyển toàn quốc từ 10 sản phẩm
Sản xuất tại
Việt Nam
Vận chuyển
Toàn quốc
Spa là gì? Những vị trí trong ngành Spa mà bạn nên biết
Thời gian tới là "Thời điểm vàng" của Spa và chăm sóc sắc đẹp. Theo bà Winnie Nguyễn - Chuyên gia ngành làm đẹp tại Hong Kong đã khẳng định:
"Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu về thư giãn, chăm sóc sắc đẹp cũng sẽ tăng vọt. Vì thế, thời gian tới là THỜI ĐIỂM VÀNG của Spa và chăm sóc sắc đẹp"
Trước đây, Spa trong suy nghĩ của số đông là những điểm đến xa xỉ, cao cấp - chỉ có người giàu, có tiền mới dám đi Spa. Nhưng hiện tại, chăm sóc da, làm đẹp tại Spa đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu của con người mỗi khi mệt mỏi.
Vậy Spa là gì? Dịch vụ Spa gồm những gì? Liệu chúng ta có thực sự hiểu đúng nghĩa về Spa? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến Spa hiện đại.
Spa nghĩa là gì?
Spa là viết tắt của từ "Sanitas per aqua". từ Spa được ra đời bắt đầu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Khi đó, Spa được hiểu theo mặt ngữ nghĩa là suối nước khoáng còn về mặt thuật ngữ thì nó được hiểu là cách chữa bệnh bằng hơi nước và nước khoáng thiên nhiên.
Hay chúng ta cũng có thể hiểu Spa là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bằng nước kết hợp Massage với những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Hiện nay, dịch vụ Spa bao gồm các loại hình:
-
Massage thư giãn
-
Xông hơi
-
Dịch vụ tẩy/ triệt lông
-
Dịch vụ giảm mỡ body
-
Chăm sóc da mặt và toàn thân
-
Tắm trắng
-
Phun xăm thẩm mỹ
Spa nghĩa là gì?
Tiêu chí đánh giá dịch vụ Spa chuẩn
Khi thiết kế đồng phục Spa cho ***, Khánh Linh đã được người quản lý Spa bên họ chia sẻ:
Ngoài cơ sở vật chất, thiết bị, để tạo ra dịch vụ Spa chuẩn thì các Spa cần đánh thức được 5 giác quan của khách hàng đó là: Mắt thấy, tai nghe, cảm nhận, mũi ngửi và lưỡi nếm. Nghe thì hơi trần tục nhưng rõ ràng để cảm nhận được hết một điều nào đó, đôi khi phải vận dụng đủ những giác quan này mới cảm thấy thật sự tuyệt vời.
Mắt lơ đãng ngắm không gian xung quanh - Tai nghe tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương - Cơ thể cảm nhận bàn tay điêu luyện từ nhân viên Spa - Mũi ngửi mùi hương dịu nhẹ từ tinh dầu tự nhiên - Và nhấp một ngụm trà ấm - mọi thứ đều chậm lại, an lành và nhẹ nhàng.
Những vị trí trong ngành Spa mà bạn cần biết
Nếu bạn đang có ý tưởng mở Spa hoặc đang kinh doanh Spa mà không nắm rõ những vị trí cần thiết trong tiệm Spa thì bạn nên tham khảo những gì Khánh Linh chuẩn bị viết dưới đây:
1. Vị trí lễ tân Spa
Lễ tân Spa là người đầu tiên chào đón khách đến Spa cũng là cuối cùng tiễn khách sau quá trình chăm sóc và trị liệu. Ngoài hai việc đó, vị trí lễ tân còn phải đảm nhận những công việc sau:
- Lễ tân là người đặt lịch cho khách, sắp xếp lịch hẹn với khách
- Xử lý mọi thay đổi về ca làm việc của nhân viên Spa theo chỉ định của quản lý
- Lễ tân Spa phải trả lời mọi câu hỏi cũng như lời nhắn của khách hàng qua điện thoại nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất
- Kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các giao dịch tại quầy lễ tân
- Giải quyết mọi thắc mắc cũng như nhu cầu của khách hàng
- Tiếp nhận mọi phản hồi của khách hàng. Dù khen hay chê cũng phải có thái độ nhã nhặn, cởi mở.
- ... vân... vân
Lưu ý: Bộ phận lễ tân Spa chỉ cần thiết ở những khu nghỉ dưỡng, Resort, trung tâm Spa lớn,... Còn các tiệm Spa nhỏ, vị trí lễ tân là không cần thiết.
2. Vị trí kỹ thuật viên Spa
Kỹ thuật viên Spa là những người trực tiếp thực hiện các dịch vụ, điều trị, trị liệu cũng như hỗ trợ khách hàng, đảm bảo các công việc diễn ra chuẩn của dịch vụ Spa đã quy định.
Trong việc chăm sóc sắc đẹp thì kỹ thuật viên phải thực hiện khá nhiều công việc như rửa mặt, tẩy trang, tẩy da chết, tắm ngâm bồn, xông hơi, massage,... Sau đó sẽ hút mụn, đắp mặt nạ, se khít lỗ chân lông, thoa kem dưỡng da.
Mặc dù các thao tác này khá đơn giản nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật viên phải thực hiện thuần thục, tỉ mỉ, dùng lực đều đặn để tránh những phản hồi không tốt từ phía khách hàng. Vì thế, một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp cần phải chăm chút 2 thứ, đó là: Ngoại hình và chuyên môn nghề.
- Ngoại hình: Ngoại hình khá quan trọng, bạn cần lưu tầm từ vóc dáng, đôi tay, đôi chân, gương mặt, đầu tóc, cách đi đứng và nói chuyện với khách hàng. Đặc biệt lòng bàn tay phải mềm mịn, không được thô ráp. Có lẽ không cần Khánh Linh giải thích chắc bạn cũng biết kết quả của bàn tay thô ráp rồi phải không.
- Chuyên môn: Bạn cần hiểu rõ các tính chất, loại hình dịch vụ, quy trình làm việc, đồ dùng của Spa, thái độ làm việc và một số bí quyết Spa.
3. Vị trí tư vấn viên Spa
Bạn có thể hiểu đơn giản tư vấn viên là người giảng giải, đưa ra những lời khuyên, đóng góp ý kiến hay đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất cho người cần giúp đỡ. Do đó, tư vấn viên Spa là người nhận câu hỏi của khách hàng và đưa ra lời khuyên và lời góp ý khi sử dụng dịch vụ Spa.
Vì thế, mỗi cơ sở kinh doanh làm đẹp đều phải có một đội tư vấn viên chuyên nghiệp và có khả năng chốt đơn thần tốc. Tuy nhiên, tư vấn viên chỉ thích hợp cho những cơ sở kinh doanh - dịch vụ Spa vừa và lớn. Còn tiệm Spa nhỏ thì chủ tiệm hoặc kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp sẽ kiêm vị trí tư vấn Spa
Những yêu cầu để làm một tư vấn viên Spa chuyên nghiệp
- Kiến thức: Nghành nghề nào cũng vậy, để tư vấn và giải đáp mọi nhu cầu của khách hàng thì việc đầu tiên bạn cần phải biết đó là tất cả những đặc điểm, tính năng, ưu nhược điểm về sản phẩm, về dịch vụ Spa mà khách hàng muốn tìm hiểu. Vì thế, tư vấn viên Spa chuyên nghiệp là người phải có kiến thức rộng, có nhiều mẹo và bí quyết trị liệu tốt để mang lại giá trị mà khách hàng mong muốn.
- Tính cách: Là một tư vấn viên, bạn cần có tính cách hòa đồng, thân thiện, năng động, nhanh nhạy, kiên trì... Đặc biệt phải trung thực và có tránh nhiệm với lời nói của mình
- Kỹ năng: Là tư vấn viên, bạn cần có những kỹ năng như giao tiếp, tạo cảm tình, tạo dựng niềm tin, phản ứng nhanh, nắm bắt tâm lý khách hàng. Đặc biệt bạn phải là người có tâm lý bình ổn, có cái nhìn xa vì hầu hết những người đến Spa là người giàu, người nổi tiếng, diễn viên, ca sĩ,...
- Ngoại hình: Không nói tới ngành nghề khác, bạn là tư vấn viên Spa thì chắc chắn bạn phải có ngoại hình ưa nhìn, da dẻ phải đẹp, khi đó mới tạo được niềm tin cho khách hàng. Ví dụ: Một tư vấn viên Spa mà da lại khô, trên mặt có nhiều tàn nhan thì Khánh Linh nghĩ các bạn rất khó thuyết phục được khách hàng của mình đấy.
- Ngoài ra, là một tư vấn viên bạn cần có 3 nguyên tắc đó là giữ bí mật, tôn trọng khách hàng, trung thực và khách quan
Nếu bạn muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp thì Khánh Linh khuyến nghị bạn nên trải nghiệm
làm khách hàng trước, để hiểu rõ hơn tâm lý của khách hàng muốn gì khi đến Spa.
Tiếp theo là làm một kỹ thuật viên Spa, bởi vì khi làm thợ bạn mới hiểu được những mẹo, bí quyết hay những điều cần tránh khi là Spa. Để rồi tư vấn tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
4. Vị trí chuyên viên Spa
Chuyên viên Spa là bản nâng cấp từ kỹ thuật viên Spa. Ở đây, chuyên viên Spa không những phải có tay nghề nhuần nhuyễn như kỹ thuật viên mà phải có đủ kiến thức để nhận biết tình trạng da, cách thức và biện pháp trị liệu.
Ngoài ra, một chuyên viên Spa chuyên nghiệp phải có thêm kỹ năng giao tiếp, những kiến thức sâu về sản phẩm và dịch vụ, tâm lý khách hàng để có thể tư vấn được tốt nhất.
5. Quản lý Spa
Quản lý Spa là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận hành, hoạt động kinh doanh của Spa. Người quản lý phải có những phương án hỗ trỡ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc hằng ngày nhằm đem lại doanh thu và đáp ứng được những mục tiêu có trong kế hoạch đã đề ra.
Vị trí quản lý Spa ngoài nắm vững kiến thức trên mà còn phải hiểu rõ toàn bộ kỹ năng thực hiện các dịch vụ Spa để dễ dàng sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, quản lý Spa cũng cần đảm bảo các yếu tố về doanh thu, Marketing, thu hút khách hàng đến Spa của mình.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu Spa là gì? Nghề Spa là làm gì rồi phải không?. Nếu bạn đang có ý tưởng mở cửa hàng Spa nhỏ thì bạn nên tham khảo 11 bước chuẩn bị để kinh doanh Spa thành công hơn nhé!
Tin tức cùng chuyên mục
Trong bài viết này, Khánh Linh xin gửi tới các bạn những Stt Spa - Những câu nói hay về Spa, làm đẹp cũng như nghề Spa để bạn có thể làm bài viết quảng cáo Spa
Gợi ý cho bạn 27 Slogan Spa chạm tới trái tim khách hàng dành cho ngành làm đẹp và hướng dẫn 4 cách để đặt tên Spa đẹp - Hay - Ý Nghĩa
Nếu muốn tự tay thiết kế logo Spa cho riêng mình, hãy tha khảo ngay những biểu tượng Spa đẹp mà Khánh Linh gợi ý và tạo Logo với 3 bước đơn giản
Với 11kinh nghiệm kinh doanh Spa do Khánh Linh chia sẻ tin chắc bạn sẽ tự tin và thành công hơn trên con đường kinh doanh mở tiệm Spa của mình
Để kinh doanh Spa cần chuẩn bị những gì? trong bài viết sau đây Khánh Linh sẽ giúp bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để có thể mở tiệm Spa
Dưới đây là bảng chi phí mở Spa chi tiết nhất để các bạn tham khảo và chuẩn bị các vật dụng cần thiết để mở tiệm Spa mini (Spa nhỏ)
Với 3 phong cách này sẽ giúp bạn tự lên ý tưởng thiết kế Spa mini tại nhà hoặc những Spa theo phong cách riêng một cách đơn giản và chuyên nghiệp
Một trong những cách hiệu quả và quan trọng nhất để tăng tính cạnh tranh cho cửa hàng spa, đó là đầu tư thiết kế một đồng phục spa đẹp cho nhân viên của mình.
Khánh Linh xin gửi tới các bạn hơn 100 hình ảnh Spa - Ảnh nền Spa về cô gái, thiên nhiên đẹp và chất lượng cao Full hd hoàn toàn miễn phí
21 bản thiết kế mẫu đồng phục Spa đang được chờ đón nhất năm 2020, mẫu độc quyền do các nhà thiết kế Khánh Linh sáng tạo. Rinh ngay nào!