0 Sản phẩm ...

Giảm giá đến 20% khi chọn mua 2 sản phẩm trở lên

Miễn phí vận chuyển toàn quốc từ 10 sản phẩm

Sản xuất tại
Việt Nam

Vận chuyển
Toàn quốc

11 kinh nghiệm cho những ai bắt đầu kinh doanh Spa

Ngày đăng: 02/01/2020

Đời sống, kinh tế ngày càng phát triển khiến nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày một tăng cao. Do đó, kinh doanh Spa hiện nay đang được xem là một ngành rất Hot và có nhiều tiềm năng để phát triển. Vậy, mở spa cần những gì? Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn?

9 bước để bắt đầu kinh doanh Spa

Trong bài viết này Khánh Linh sẽ chia sẻ những thông tin vô cùng quý báu để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc kinh doanh Spa cũng như từng bước, từng bước một đi đến thành công trên con đường kinh doanh màu mỡ nhưng đầy thử thách này.

11 Kinh nghiệm kinh doanh Spa đúc kết từ Xương Máu

1. Cần tìm hiểu về ngành và thị trường kinh doanh Spa

Đừng bao giờ kinh doanh những gì bạn không am hiểu, bởi vì nếu không am hiểu về nó bạn sẽ không thể quản lý được công việc, chi phí, nhân sự... dẫn đến thất bại không đáng có. Chính vì thế, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh Spa trước hết bạn phải là người am hiểu về nó trước..

Nghiên cứu thị trường


Nếu bạn không xuất phát từ một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì bạn có thể đi học thêm những khoá đào tạo Spa để nắm vững quy trình làm việc, các máy móc, các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu để ít nhất bạn phải vận hành được một tiệm Spa.

Ngoài ra nếu là một nhà đầu tư về vốn thì bạn cần phải tìm 1 đối tác tin cậy am hiểu hoặc đang làm trong ngành Spa để cùng khởi sự kinh doanh, lúc này bạn mới có thể vững vàng trong mọi việc phát sinh.

Ngoài việc nắm vững về kiến thức ngành thì kiến thức về thị trường, khách hàng, thực trạng cung cầu bạn cũng cần khảo sát, tìm hiểu kỹ lưỡng. Việc khảo sát nhu cầu thị trường, cung cấp dịch vụ phù hợp sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro khi bắt đầu kinh doanh như:

  • Kinh doanh ở vị trí không có khách hàng tiềm năng
  • Dịch vụ mà bạn cung cấp không phù hợp với mong muốn của khách hàng
  • Giá của dịch vụ quá cao so với khả năng chi của khách hàng trong khu vực
  • ....

2. Lên ý tưởng kinh doanh, Concept thiết kế

Spa là nghề làm đẹp nhưng bạn có thể lựa chọn tệp khách hàng mà mình muốn phục vụ để khoanh vùng khách hàng tốt hơn. Ví dụụ: có những tiệm Spa chi làm cho khách nước ngoài, có những tiệm Spa chỉ làm cho khách giới nhà giàu, có tiệm Spa lại làm khách bình dân, hoặc có khi chỉ làm riêng cho bà bầu.

Đây chính là việc lựa chọn khách hàng. Chỉ khi bạn lựa chọn được phân khúc khách hàng cho riêng mình thì bạn mới có thể tạo ra một ý tưởng để phục vụ tốt cho đối tượng đó.

Để lên được một ý tưởng kinh doanh spa tốt bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Khách hàng của bạn là ai, người việt hay người nước ngoài, nam hay nữ, tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, làm công nhân, văn phòng hay kinh doanh, sống ở khu vực này hay khu vực khác...
  • Các khách hàng đó sẽ thích một Spa màu gì
  • Các khách hàng đó sẽ thích Spa trang trí ra sao
  • Liệu họ có thích Spa mang phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay bình dân
  • ....

Từ đây bạn sẽ khám phá ra khá nhiều điều hay khi nghiên cứu đến khách hàng và đột nhiên bạn đã lên được ý tưởng Spa tuyệt vời. Và cũng từ đây bạn cũng sẽ lên được màu sắc chủ đạo, những mẫu thiết kế phòng Spa đẹp mắt, bảng biển hoặc một mẫu Logo Spa ấn tượng.

3. Dự trù vốn để triển khai kinh doanh Spa

Spa là một ngành cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật nên bạn bắt buộc phải có vốn. Tùy vào mức độ đầu tư mà quy mô của Spa cũng sẽ khác nhau. Nếu muốn quy mô lớn, chuyên nghiệp ngay từ đầu bạn sẽ cần bỏ ra một khoản khá lớn, còn nếu chỉ có mức vốn hạn chế bạn cũng có thể làm và bồi đắp dần.

Một số khoản bạn cần chuẩn bị dự trù:
 

Các khoản chi phí Chi phí dự trù
Chi phí đăng ký kinh doanh
  • Cá thể
  • Công ty
  • 2.000.000
  • 5.000.000
Chi phí thuê mặt bằng 6 tháng 48.000.000
Chi phí trang trí sang sửa tiệm, nội thất, điều hòa 30.000.000
Chi phí biển bảng, Logo 6.000.000
Chi phí máy móc, giường, khăn... 30.000.000
Chi phí đồng phục 3.000.000
Chi phí nhân viên 7.000.000 / người
Chi phí mỹ phẩm, tủ đựng 1 set 25.000.000
Chi phí quảng cáo 3.000.000 / tháng
Các chi phí nhỏ khác 5.000.000
Tổng chi phí 120 - 150 triệu

 

Để biết rõ hơn bạn có thể tham khảo: Bảng chi phí mở Spa chi tiết cho 1 tiệm Spa vừa và nhỏ

4. Thuê địa điểm và đăng ký kinh doanh

Nếu khả năng tài chính eo hẹp thì bạn có thể làm kinh doanh tại nhà nếu điều kiện cho phép để giảm chi phí. Mo hình Spa tại nhà rất phù hợp với các khu chung cư, các khu phố đông đúc. Khách hàng sẽ không hề ngại đến tại nhà bạn để làm Spa đâu nhé.

Các bạn có thể xem thêm bài viết: Câu chuyện kinh doanh Spa thành công từ bài học lựa chọn khách hàng và địa điểm kinh doanh

Còn nếu mong muốn thuê mặt bằng thì bạn nên chọn khu phố có chợ, có các khu văn phòng, gần tiệm cắt tóc, gần các quán thời trang... Vì đa số khách hàng là nữ nên bạn phải chọn nơi có nhiều nữ qua lại mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Sau khi đã có địa điểm bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ Spa, đây là việc bắt buộc để tiệm Spa hoạt động đúng pháp luật. Chi tiết về cách thức đăng ký các bạn có thể tham khảo bài viết: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để kinh doanh Spa

5. Đặt tên Spa và thiết kế Logo bảng biểu

Công việc đặt tên luôn là phần đau đầu nhất khi chuẩn bị mở tiệm Spa. Nếu chưa có ý tưởng tên Spa ngay từ đầu thì khả năng bạn sẽ khó để chọn được 1 cái tên ưng ý. Tên Spa sẽ là một thương hiệu đi cùng bạn suốt những năm tháng kinh doanh. Vì vậy, bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian để nghiên cứu một cái tên sao cho phù hợp nhất với Spa của mình nhé!

Tên và Slogan Spa


Trong bài này, mình sẽ không đề cập đến cách tìm tên và Slogan Spa nữa vì tất cả mình đã tổng hợp ở bài viết: 99+ Slogan Spa | Tên Spa Hay - Đẹp - Ý Nghĩa nhất 2020 này hết rồi. Bạn quan tâm thì hãy Click vào để tham khảo nhé!

Sau khi có tên Spa và Slogan rồi thì bạn tìm đơn vị thiết kế Logo và bảng biểu để chuẩn bị tiến hành lên biển thôi! 

6. Thiết kế không gian trang trí nội thất

Để có được một không gian Spa hoàn hảo nhất thì ngay từ bước lên ý tưởng bạn đã phải định hình phong cách rồi, đối với các tiệm kinh doanh Spa tại nhà hay Spa mini thì chắc không cần nhiều. Nhưng đối với 1 Spa quy mô, đầu tư bài bản thì phải rõ ràng phong cách thiết kế.

Để làm gì! để phục vụ khách hàng 1 cách tốt nhất. Khi hình thành ý tưởng mở tiệm Spa các bạn đã xác định được khách hàng rồi, thì đến khi thiết kế các bạn vẫn cứ theo ý tưởng ban đầu thực hiện.
 

Thiết kế trang trí nội thất


Công việc của bạn là tìm một đơn vị thiết kế nội thất và đưa cho họ ý tưởng về phong cách, họ sẽ cho ra những thiết kế phù hợp: Phong cách cổ điển (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...) hay phong cách hiện đại...

Tham khảo ngay: Thiết kế Spa mini tại nhà siêu đẹp với 3 phong cách đơn giản

7. May quần áo đồng phục cho nhân viên

Một trong những kinh nghiệm để kinh doanh Spa nữa mà mình muốn chia sẻ đến các bạn đó là việc lựa chọn đồng phục cho nhân viên. Bởi vì, quần áo đồng phục chính là một cách đồng bộ hóa và quảng bá thương hiệu hiệu quả mà lại cực kì tiết kiệm.

Đồng phục Spa cũng sẽ được thiết kế theo đúng phong cách của tiệm Spa để đảm bảo sự đồng nhất về hình ảnh thương hiệu. Mình có 1 vài mẫu thiết kế đồng phục để bạn tham khảo thêm

Tham khảo thêm: Các mẫu đồng phục Spa đẹp nhất 2020

8. Trang bị máy móc và mỹ phẩm

Nếu bạn là một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với các loại máy móc và mỹ phẩm dùng cho 1 tiệm Spa rồi, còn nếu là một người chưa am hiểu nhiều thì tốt nhất nên tìm kiếm 1 người bạn, 1 người thợ Spa lành nghề để tư vấn về các loại máy: Xông hơi, Xông tinh dầu, máy thải độc chỉ, các dụng cụ Massage, giường Spa và một tá các phụ kiện linh tinh khác

Nhớ nhé, nếu thực sự chưa biết nhiều thì nên tìm 1 người am hiểu để nhờ họ tư vấn và có thể họ sẽ chỉ cho bạn nguồn nhập máy móc, phụ kiện và mỹ phẩm chất lượng.

Lưu ý quan trọng: Dù đầu tư ít hay nhiều thì các máy móc và mỹ phẩm bạn nên mua đồ tốt, chất lượng để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất (Máy móc nếu ko đủ vốn có thể tìm những loại máy đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt là được).

Danh sách các thiết bị cho tiệm Spa mình đã có liệt kê chi tiết ở một bài viết khác, nếu cần bạn có thể tham khảo tại đây

9. Tuyển nhân viên

Đới với một kỹ thuật viên lành nghề ra mở Spa, nếu thiếu nguồn vốn thì ý tưởng tìm 1-2 cô bé về học nghề và phụ việc là giải pháp không tệ đâu. Còn nếu làm quy mô bạn có thể lựa chọn những người quen biết, đồng nghiệp cũ hoặc tìm những nguồn nhân lực trên mạng xã hội

Quan trọng nhất là khâu kiểm tra trình độ, nếu bạn không phải là người làm chính thì bắt buộc phải có 1 người thợ chính để trực tiếp làm cũng như giám sát, đào tạo nhân viên theo đúng chất lượng.

10. Marketing quảng bá thương hiệu

Sau khi tiệm Spa đã đi vào hoạt động thì một công việc không thể thiếu chính là quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến. Với đối tượng khách hàng là nữ, tuổi từ 25 - 45 tuổi (Độ tuổi làm đẹp nhiều nhất) thì các phương pháp quảng cáo như: Quảng cáo Facebook, instagram, Tiktok ... đều có thể áp dụng

Còn đối với tiệm Spa nhỏ làm ở trong khu vực thì hãy giới thiệu đến bạn bè, hàng xóm, phát tờ rơi quanh khu vực tiệm Spa. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chạy quảng cáo Facebook và quảng cáo Google Maps để khách hàng quanh khu vực biết đến.

Ví dụ 1: Bạn ở khu vực tỉnh, bạn có thể chạy quảng cáo Facebook trong vòng bán kính 5km từ tiệm Spa của bạn, quảng cáo dịch vụ đến những đối tượng là nữ tuổi từ 25 đến 50 tuổi có sở thích làm đẹp, mua sắm...

Quảng cáo này sẽ cho phép dịch vụ của bạn hiển thị với những đối tượng ở quanh khu vực của bạn với những tiêu chí mình vừa đề cập tới (Rất hay phải không nào)

Ví dụ 2: Bạn đăng ký Google Map cho tiệm Spa của bạn trên Google, với những người ở gần khu vực địa chỉ của bạn khi họ tìm kiếm từ khoá "Spa tại Hải Dương" thì tên Spa của bạn sẽ hiển thị trên Google để khách hàng có thể truy cập và đến với bạn (Cũng rất hay đúng không)

11. Vận hành và quản lý

Để hệ thống làm việc trơn tru, mang hiệu quả cao nhất trong kinh doanh thì bắt buộc bạn phải có những kiến thức về quản trị thời gian, con người, tài chính...

Những việc quản lý tưởng chừng vô bổ nhưng qua những số liệu bạn sẽ thấy rằng Spa của mình hoặt động thế nào, điểm mạnh yếu ra sao để từ đó khai thác điểm mạnh, khác phục điểm yếu.

Ví dụ: 1 tháng doanh thu cả tiệm là 200 triệu, trên tổng số đó thì dịch vụ nặn mụn chiến 10%, dịch vụ masage toàn thân chiếm 40%, dịch vụ làm đẹp da mặt chiếm 50%. Tuy nhiên, lãi suất ở dịch vụ Massage toàn thân lại lãi cao hơn dịch vụ làm đẹp, qua con số đó bạn thấy rằng có thể tập trung hơn vào dịch vụ Massage để tăng hiệu quả kinh doanh

Có rất nhiều câu chuyện làm giàu từ kinh doanh Spa của các tên tuổi lớn như Spa Thuỳ Dung, Thẩm mỹ viện Xuân Hương... đều là những doanh nhân trong ngành Spa. Và một công thức chung các Spa thành công đang áp dụng dưới dây sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ cũng như dễ dàng.

Một số mô hình kinh doanh Spa nổi tiếng nên tham khảo

Trong ngành Spa hiện nay có 4 mô hình kinh doanh mà các bạn cần tham khảo để nắm bắt thông tin chính xác trước khi bước chân vào ngành. 

1.1. Day Spa

Mô hình day Spa


Đây là mô hình Spa về chăm sóc, thư giãn thân thể như: Xông hơi, Massage sauna, bể sục, chăm sóc Body. Day Spa thường phục vụ cho những khách hàng bạn rộn, ít có thời gain chăm sóc cơ thể, thư giãn nên đối tượng khách hàng khá phổ thông, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thu nhập. Thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng thường là từ 1 đến 2 tiếng.

Về chỉ tiết mô hình, tiêu chuẩn thiết kế cũng như không gian của Day Spa bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kinh doanh mô hình Day Spa

1.2. Clinic Spa

Clinic Spa


Là mô hình Spa chuyên cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp toàn diện, dịch vụ thẩm mỹ công nghệ cao giúp khắc phục những khuyết điểm của khách hàng. Một số viện thẩm mỹ cũng có thể được gọi là Clinic Spa, tuy nhiên hầu hết đều không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Để kinh doanh Clinic Spa bạn càn phải có lượng vốn đầu tư rất nhiều, từ vài tỷ đến vài chục tỷ để mua sắm máy móc tiên tiến, thuê mặt bằng rộng với các phòng chức năng khác nhau. Bạn có thể tưởng tượng quy mô như một bệnh viện nhỏ.

1.3. Beauty Spa



Là một mô hình kết hợp giữa Clinic Spa và Day Spa, khách hàng đến đây vừa có thể làm đẹp ở mức cơ bản và nâng cao: Giảm béo, điều trị mụn, chăm sóc da mặt, chăm sóc da toàn thân, massage...(Không có phẫu thuật xâm lấn như Clinic Spa) và vừa có thể thư giãn trong không gian yên bình cùng tiếng nhạc du dương, hương thơm tinh dầu..

Nếu như các bạn thấy ở các Spa thông thường thì cũng chưa hoàn toàn thuộc một mô hình nào, mà chỉ là một nửa của Beauty Spa mà thôi và thường được gọi tên là Spa hay mini Spa. Đầu tư vào một Mini Spa sẽ không quá tốn kém, tùy vào mức độ vốn mà có thể đầu tư từ 150 - 300 tr trở lên cho 1 Spa nhỏ.

1.4. Jim Jil Bang

​​​​​​​Jim Ji Bang


Jim Ji Bang là mô hình Spa thư giãn xông hơi đá muối phục vụ tất cả các khách hàng không phân biệt ngành nghề, giới tính, độ tuổi. Jim JI Bang mang đến những trải nghiệm thư giãn tuyệt vời, giúp khách hàng xóa tan mệt mỏi trong cuộc sống. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều dịch vụ này nên thị trường còn rất tiềm năng, tuy nhiên chi phí đầu tư sẽ khá lớn và yêu cầu tối thiểu không gian khoảng 400 M2 cho các phòng chức năng.

Trên đây là những chia sẻ rất chi tiết của Khánh Linh về ngành kinh doanh Spa để bạn hiểu rõ hơn trước khi bắt đầu. Khánh Linh rất hy vọng được chia sẻ cùng bạn nhiều thông tin hữu ích hơn. Nếu có điều gì băn khoan, bạn có thể gửi lời nhắn đến Khánh Linh qua Form dưới đây.
 

 

Chúc các bạn thành công!

Tin tức cùng chuyên mục

STT Spa - Những câu nói hay về Spa, làm đẹp, chăm sóc da phụ nữ
21/02/2020

Trong bài viết này, Khánh Linh xin gửi tới các bạn những Stt Spa - Những câu nói hay về Spa, làm đẹp cũng như nghề Spa để bạn có thể làm bài viết quảng cáo Spa

27 Slogan Spa và 4 cách đặt tên Spa đẹp - Hay và Ý Nghĩa
02/01/2020

Gợi ý cho bạn 27 Slogan Spa chạm tới trái tim khách hàng dành cho ngành làm đẹp và hướng dẫn 4 cách để đặt tên Spa đẹp - Hay - Ý Nghĩa

Tự tay thiết kế Logo Spa với 3 bước đơn giản ai cũng làm được
02/01/2020

Nếu muốn tự tay thiết kế logo Spa cho riêng mình, hãy tha khảo ngay những biểu tượng Spa đẹp mà Khánh Linh gợi ý và tạo Logo với 3 bước đơn giản

Kinh doanh Spa cần những gì? Chia sẻ kinh nghiệm mở Spa
02/01/2020

Để kinh doanh Spa cần chuẩn bị những gì? trong bài viết sau đây Khánh Linh sẽ giúp bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để có thể mở tiệm Spa

Bảng chi phí mở Spa chi tiết nhất cho 1 tiệm Spa nhỏ
02/01/2020

Dưới đây là bảng chi phí mở Spa chi tiết nhất để các bạn tham khảo và chuẩn bị các vật dụng cần thiết để mở tiệm Spa mini (Spa nhỏ)

Thiết kế Spa mini tại nhà siêu đẹp với 4 phong cách đơn giản
02/01/2020

Với 3 phong cách này sẽ giúp bạn tự lên ý tưởng thiết kế Spa mini tại nhà hoặc những Spa theo phong cách riêng một cách đơn giản và chuyên nghiệp

Thiết kế đồng phục spa và những điều bạn chưa biết
02/01/2020

Một trong những cách hiệu quả và quan trọng nhất để tăng tính cạnh tranh cho cửa hàng spa, đó là đầu tư thiết kế một đồng phục spa đẹp cho nhân viên của mình.

100+ Hình ảnh Spa - Ảnh nền Spa đẹp - chất lượng cao l Nhìn là thích
02/01/2020

Khánh Linh xin gửi tới các bạn hơn 100 hình ảnh Spa - Ảnh nền Spa về cô gái, thiên nhiên đẹp và chất lượng cao Full hd hoàn toàn miễn phí

21 mẫu thiết kế đồng phục Spa nhiều phong cách mới nhất 2020
02/01/2020

21 bản thiết kế mẫu đồng phục Spa đang được chờ đón nhất năm 2020, mẫu độc quyền do các nhà thiết kế Khánh Linh sáng tạo. Rinh ngay nào!

Spa là gì? Những vị trí trong ngành Spa mà bạn nên biết
02/01/2020

Spa có nghĩa là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp bằng nước kết hợp với quá trình message từ những sản phẩm tự nhiên. Spa bao gồm: lễ tân, kỹ thuật viên Spa,

01/02/2020
Tuyệt vời

Bộ đồng phục nhà hàng này rất hợp với nhân viên nhà mình. Giao hàng cũng nhanh. Khá ưng ý với Khánh Linh

Đặng Bá Huỳnh
20/01/2020
Tuyệt vời

Các bạn thiết kế rất tận tình hỗ trợ thiết kế Logo thương hiệu để in vào sản phẩm

Vũ Thu Trang
14/01/2020
Tuyệt vời

Chất lượng sản phẩm tuyệt vời!

Nguyễn Văn Hòa

Showroom và Văn phòng

86 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Xem giỏ hàng
Bản đồ
Messenger
Báo giá
Nhắn qua Zalo
0965 585 368
Gọi ngay
gop top